Hoàngquang’s Blog

18/04/2010

Biên bản cuộc trò chuyện giữa Đặng Tiểu Bình và Lê Duẩn

Filed under: TƯ LIỆU,VIỆT NAM-TRUNG QUỐC — hoangquang @ 8:07 sáng
Tags:

Người dịch: Ngọc Thu

Bài này được dịch và gửi cho BVN khá sớm, nhưng do BVN còn tìm xuất xứ để kiểm tra lại nguyên văn nên trang BaSam Blog đăng trước. Đây là một ghi chép bóc ra từ băng ghi âm một cuộc đối thoại giữa hai đoàn đại biểu Trung Quốc và Việt Nam, cho chúng ta cái nhìn so sánh thái độ nhiều mặt trong quan hệ giữa hai nước.

Nguyên bản tiếng Anh “Discussion between Zhou Enlai, Deng Xioaping, Kang Sheng, Le Duan and Nguyen Duy Trinh”, được đăng trong một dự án có tên là “Dự án Lịch sử Chiến tranh lạnh quốc tế” (Cold War International History Project ) do Trung tâm mang tên Tổng thống Woodrow Wilson tài trợ. Cuộc trao đổi này diễn ra vào ngày 13/4/1966, khi những bất đồng về đường lối trong phong trào cộng sản quốc tế đang phát triển đến đỉnh điểm giữa hai đảng cộng sản Liên Xô và Trung Quốc. Khi đó Việt Nam phải thực hành một chính sách tạo thăng bằng trong quan hệ với hai nước XHCN khổng lồ là Liên Xô và Trung Quốc.

Qua đối thoại giữa các nhà lãnh đạo thời đó, chúng ta có thể thấy được thái độ nhún nhường – đang nhờ vả họ mà không nhún nhường sao được – nhưng vẫn giữ được lập trường độc lập dân tộc mang tính nguyên tắc của phía các nhà lãnh đạo Việt Nam trước thái độ “chân thành nước lớn” của phía Trung Quốc. Xin hãy chú ý đến câu nói nhắc đi nhắc lại hai ba lần như một điểm nhấn về cái thái độ ban ơn kèm theo ẩn ý đe dọa của ngài Đặng Tiểu Bình: “Mao Chủ tịch nói với chúng tôi, là có lẽ mình nhiệt tình quá với các đ/c VN” “Để các đồng chí VN hiểu lầm”. Chúng ta cũng có dịp so sánh cung cách đối xử của Trung Quốc thuở bấy giờ, chứa đựng trong nó những hành vi xâm lược tinh vi, tuy còn ẩn giấu sau tấm bình phong ngọt ngào của chủ nghĩa quốc tế vô sản song cũng đã bắt đầu hé ra cái mưu đồ đòi thiết lập căn cứ quân sự trên đất nước chúng ta ngay từ buổi ấy (“Việc xây dựng [căn cứ] quân sự ở Đông Bắc cũng như xây dựng tuyến đường sắt là các dự án mà chúng tôi đề xuất”), và sau này thì ngày càng bộc lộ thẳng thừng, không chỉ là kiếm cho được một vài căn cứ quân sự nữa mà là lấn chiếm hàng trăm mét sâu vào biên giới đất liền và chiếm trọn luôn quần đảo Hoàng Sa và một phần Trường Sa của Việt Nam.

Lừa cho anh em chí cốt núi “liền núi sông liền sông” chui vào tròng làm chư hầu lệ thuộc dưới danh nghĩa mỹ miều “tình quốc tế vô sản”, tưởng không đâu rõ bằng những lời lẽ trong cuộc hội đàm lịch sử này. Hãy cứ so sánh những mối quan hê bên phe tư bổn chủ nghĩa (Mỹ – Nhật, Mỹ – Nam Hàn, Mỹ – Đài Loan…) xem ai ghê tởm hơn ai, ai còn giữ được những nguyên tắc tương trợ bình đẳng dân chủ với nhau và ai thực chất là phường lừa đảo, cá lớn nuốt cá bé trên ván cờ quốc tế? Thế mà những kẻ không tỉnh ngộ còn đem nhau đến Hội nghị Thành Đô năm 1991 để thần phục “Đảng đàn anh” thì trừ phi bụng dạ tối tăm như hũ nút, làm gì đáng gọi là “đấng bậc” trong hàng ngũ người Việt Nam?

Chúng tôi giữ nguyên nội dung bản dịch, chỉ có sửa một vài ngôn từ cho hợp với cách đối thoại truyền thống giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc.

Bauxite Việt Nam

Đặng Tiểu Bình: Đã có một số vấn đề trong quan hệ giữa hai nước. Một số vấn đề trong đó đã hiện ra khi Chủ tịch Hồ vẫn còn sống. Chúng tôi phải nói rằng chúng tôi không thấy dễ chịu khi chúng tôi đọc báo chí Việt Nam và biết ý kiến của người Việt. Thật ra, các ông làm căng thẳng mối đe dọa từ phương Bắc. Mối đe dọa từ phương Bắc đối với chúng tôi là sự tồn tại của quân đội Xô Viết tại biên giới phía Bắc của chúng tôi, nhưng đối với các ông, [đe dọa từ phương Bắc] có nghĩa là Trung Quốc.

Lê Duẩn: Chúng tôi không nói điều đó.

Đặng Tiểu Bình: Tôi vẫn nhớ lại cuộc gặp giữa Chủ tịch Hồ với Thủ tướng Chu và chính tôi, trong đó Chủ tịch Hồ đã đề cập vấn đề này. Lúc đó, chúng tôi có vài trăm ngàn lính đóng ở Quảng Đông và Quảng Tây. Người Việt và những cán bộ đã sử dụng lịch sử để ám chỉ hiện tại, đề cập đến mối đe dọa từ phương Bắc. Câu hỏi của Liên Xô cũng được đề cập. Thủ tướng Chu sau đó nói thẳng với Chủ tịch Hồ rằng: “Ông đang đe dọa chúng tôi.”

Về phần tôi, tôi hỏi Chủ tịch Hồ liệu ông đang lo ngại rằng chúng tôi đang đe dọa ông. Nếu ông nghĩ như vậy, chúng tôi sẽ rút quân của chúng tôi khỏi Quảng Đông và Quảng Tây và đưa lên miền Bắc. Lý do chúng tôi đóng quân ở đó để chuẩn bị cho một kịch bản như chiến tranh Triều Tiên. Chúng tôi phải xem xét khả năng một cuộc tấn công của Mỹ. Chủ tịch Hồ có cho ông biết về cuộc họp đó không?

Lê Duẩn: Nói thật với ông, chúng tôi chẳng nghe gì từ Chủ tịch Hồ. Tuy nhiên, tôi đã nghe điều đó như là một vở kịch trên sân khấu.

Đặng Tiểu Bình: Lúc đó, có một số bài viết và thảo luận ngoài công chúng làm tổn thương mối quan hệ song phương của chúng ta. Chúng tôi đã nói với Chủ tịch Hồ về điều đó vì lợi ích của quan hệ giữa chúng ta. Chủ tịch Hồ trả lời ngay lập tức: “Tôi không đồng ý với các ông rằng chúng tôi đang đe dọa các ông”. Ông [Hồ] cũng không đồng ý với việc rút quân của chúng tôi khỏi hai tỉnh. Sau đó, khi tình hình thay đổi, chúng tôi rút quân và đưa họ đi nơi khác.

Trong vài năm qua, những điều như thế vẫn xảy ra và dường như thường xuyên hơn trước. Mối đe dọa từ phương Bắc là chủ đề chính, ngay cả trong sách giáo khoa của các ông. Chúng tôi không cảm thấy dễ chịu về điều này. Quan hệ của chúng ta rất là sâu sắc. Chúng tôi chưa lấy một phân (cm) lãnh thổ của các ông”.

Người dịch: Ngọc Thu
http://boxitvn.wordpress.com/2010/04/16/thảo-luận-giữa-chu-an-lai-dặng-tiểu-binh-khang-sinh-le-duẩn-va-nguyễn-duy-trinh/

1 bình luận »

  1. đây có lẽ là những lời lẽ nhìn từ bề ngoài thì rất bình thường của bọn tàu nhưng thực chất bên trong là sặc mùi đe dọa mình . tất cả nhân dân việt nam sẽ đứng về phía đảng va chính phủ bảo vệ lền độc lập của nước nhà !

    Bình luận bởi aoe8x — 20/04/2010 @ 11:30 sáng | Trả lời


RSS feed for comments on this post. TrackBack URI

Bình luận về bài viết này