Hoàngquang’s Blog

08/05/2012

Ngài Tổng bí thư và sự “khốn cùng” của “đúc kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận”

Hạ Đình Nguyên
Tháng 4-2012
Thùy Linh – HIỆU ỨNG CÁNH BƯỚM Phạm Đình Trọng Đất gọi Nguyễn Minh Thuyết -ĐỐI THOẠI
anhbasam Vụ Ecopark-Văn Giang: Đơn tố giác “có dấu hiệu làm giả” tài liệu của Chính phủ Đoan Trang Vì sao người dân quyết liệt bám giữ đất? & Bài 2: Được, mất… anhbasam Vụ Văn Giang: Nhà báo Việt Nam khổ HƠN… chó!
Lehienduc Nam Định – Cần kiểm tra khẩn cấp một số văn bản liên quan đến dự án Khu công nghiệp Bảo Minh ! Nguyenxuandien VỤ KCN BẢO MINH – VỤ BẢN: BÀ CON ĐANG KÉO LÊN HUYỆN Bùi Văn Bồng: BỎ QUA ĐỐI THOẠI SẼ PHÁT SINH ĐỐI TRẬN

***
Hạ Đình nguyên- Ngài Tổng bí thư và sự “khốn cùng” của “đúc kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận”

Có lẽ nhiều người bị chứng trầm cảm sau khi đọc “bài nói chuyện quan trọng” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tạiCubavừa rồi.
Sự quan trọng của bài nói chuyện quan trọng là sự mất phương hướng quan trọng. Vì điểm xuất phát thì không rõ ràng, mà đích đến lại mơ hồ. Người ta bổng nhớ đến, vào cùng một thời điểm, cuộc phóng tên lửa của Triều Tiên. Tên lửa không đi tới đâu, nửa chừng nổ tung, rơi xuống biển. Không đến được đích đến, mà đích đến là đâu, cũng mơ hồ không kém bài nói chuyện quan trọng. Tuy nhiên, hai sự kiện đều mang khí thế tự tin và tính kiên cường tương đương nhau. Một bên là khoe sức mạnh vũ khí, một bên là biểu thị sức mạnh tinh thần với đường gươm tư tưởng sắc bén. Ánh hào quang lý luận xã hội chủ nghĩa lóe sáng rực giữa trời đêm bao trùm lên chủ nghĩa tư bản đang suy thoái. Ở thế kỷ này, rất hiếm hoi để có một người hùng đứng lên, nói cho cả thế giới biết về tính “ưu việt” của Chủ nghĩa xã hội, và chỉ rõ sự khủng hoảng “không cưỡng nổi” của Chủ nghĩa tư bản. Kim Jung Un ít nhất làm cho nhân loại ở một nửa quả đất lên cơn sốt. Bài nói chuyện quan trọng gây ngạc nhiên cho nửa quả đất còn lại. Dù nửa chừng rơi xuống biển, hoặc nửa chuyến đi lại quay về, thì tiếng vọng vẫn còn đó, ít nhất cũng nằm trong một chuổi chứng tích của lịch sử. Ai dám chê ý chí và bản lãnh của Kim Jung Un? Ai dám hoài nghi sự vững vàng kiên định về chính trị – tư tưởng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?
Nhưng có người bảo,Cubakhông phải là nơi đến để nói đùa!
Trước đây, ông cựu Chủ tịch nước Việt Namsang Cubanói về chuyện: hai bên thay phiên nhau, chia thành hai ca thức-ngủ, để canh hòa bình thế giới, là câu nói thuộc hàng quý hiếm, để đời. Năm nay, bài nói chuyện quan trọng, với nét tư tưởng hoành tráng, có tính chất dẫn đầu thời đại, xuất phát từ bệ phóng Việt Nam, một xứ sở đang đứng ở điểm cao của “Đỉnh Gió Hú”, không còn là “ Đồi Thịt Băm”, một xứ sở rất thần tiên xhcn, được nhân danh trong tương lai. ! Và theo đó, Nhân dân Việt Nam dưới sự dắt dẫn của Đảng Cộng sản Việt Nam, với 80 năm của nhiều thế hệ kế tiếp nhau chết trẻ, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, rất vẻ vang và kiên cường, nay sẽ tiếp tục phấn đấu nữa, hy sinh nhiều thế hệ nữa để giữ vững lý tưởng xhcn, một học thuyết “đỉnh” của loài người…Ngoài lý do “bạn đã từng khuyên ta… phải kiên trì!”, còn có một niềm tin vững chắc khác, đó là sự xác tín, chắc như đinh ghim bánh xe, sau những “ đúc kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận” rất đáng tự tin, tự hào của Đảng Cộng sản Việt Nam mà ông Nguyễn Phú Trọng là Tổng Bí thư, đồng thời là nhà lý luận tự thấy là tầm cở:
“Chúng tôi luôn luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn từng bước đi…” (điều này nói lên hàm lượng chất xám rất cao nhé!), Chủ nghĩa xã hội… “là sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp (sự nghiệp là bể khổ vậy), “vì nó phải tạo nên sự biến đổi sâu sắc trên tất cả các lãnh vực đời sống” (gần như làm lại con người), và cuối cùng thì phải, “trải qua thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi” (tương đương với nhiều kíếp?).
Nghe đoạn lý luận cốt lõi quan trọng trên đây, ai mà không hãi hùng, sốt cả bốn vó?
Thời gian quả là một đại lượng vĩnh hằng.
Trăn trở cũng là trạng thái vô định.
Bước đi thì nằm trong phạm trù khoa học lượng tử.
Nó cao hơn Tôn giáo, siêu hơn Tôn giáo, mơ hồ khó hiểu hơn Tôn giáo, ở chỗ nó chỉ do những con người, mà ta thấy hằng ngày rất tầm thường, lãnh đạo, miễn sao thực hiện đúng giáo điều. Cái luận lý cùa nó tiếp theo phải được hiểu là: Nhân dân Việt Nam (kể cả Cuba anh em nữa nhé), gồm cả nam phụ lão ấu và những trẻ chưa sinh, đều phài nín thở mà theo dõi, lắng nghe, với sự tôn quý và kỷ luật, về những “trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, chọn lựa của… chúng tôi,” (gồm ông Nguyễn Phú Trọng và XYZ nào đó?), vì sự trăn trở này có giá trị lãnh đạo cho “sự nghiệp lâu dài vô cùng khó khăn và phức tạp” của nhiều kíếp người.
Chính vì rất lâu dài và nhiều bước đi, nên không mấy ai ngạc nhiên thấy các thái tử đỏ, công chúa đỏ, vội vàng được đưa vào đội hình kế thừa lãnh đạo, như ở Trung Quốc, và ở Triều Tiên… và tất nhiên, các thế hệ thanh niên lành và rách phải trở thành đội vệ binh đỏ để thực hiện cuộc thánh chiến kiên trì này.
Nhưng còn một khái niệm nữa, vừa bí hiểm vừa nguy hiểm: “Phải tạo nên sự biến đổi sâu sắc trên tất cả các lãnh vực đời sống”. Ai? Ai có thể làm được điều này? Và dám làm điều này? Trong lịch sử nhân loại từng có những kẻ ngông cuồng. Triết gia Nietzsche đã từng có cuồng vọng đòi làm mới nhân loại, tên thợ sơn Hitler đã một lần dám thực hiện. Polpot cũng đã một lần làm nên đỉnh cao cho cuộc “biến đổi sâu sắc trên tất cả các lãnh vực đời sống” của nhân dân Campuchia, biến xứ sở này thành những cánh đồng chết. Ở Triều Tiên, Đảng và ba đời kế thừa lãnh tụ vĩ đại đã đưa nhân dân Triều Tiên đến chỗ cực kỳ trật tự và ngăn nắp, bình đẳng và không ai bóc lột ai, đã biến đổi sâu sắc, toàn diện “trên tất cả các lãnh vực đời sống” theo cách duy nhất, tuyệt đối mà Đảng và Lãnh tụ muốn. Chắc chắn là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không có tham vọng về một sự biến đối sâu sắc theo kiểu này. Ông nói về những mong muốn thay đổi theo cách tốt đẹp, hơn cả nằm mơ, bao gồm một mớ từ ngữ phổ thông, giá rất rẻ và ai cũng biết. Có khác chăng là hàm lượng chất gia vị trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn… gia giảm ít nhiều mà thôi. Có một vị Tổng Bí thư (Đông Âu?) nói một câu rất dễ nhớ: “Người Cộng sản không phải là kẻ lừa dối chúng ta, nhưng họ đã không làm được điều mà họ nói.” Thế nhưng ngày nay, những người Cộng sản kế thừa, biết chắc chắn không làm được mà vẫn nói, nói mãi, nói kiên trì, thì nên gọi họ là kẻ gì?
Bài nói chuyện quan trọng ở nước bạn Cuba với tinh thần rất hào sảng và hoành tráng, nhưng trong nước, trước khi đi, ông Tổng Bí thư đã kêu gào chấn chỉnh Đảng, về tình trạng tham nhũng, thoái hóa đạo đức trong suy nghĩ, trong lối sống của đảng cầm quyền, và cảnh báo về vai trò lãnh đạo của Đảng đang rất bấp bênh và chao đảo, một bộ máy cầm quyền thối nát với rất nhiều sự bất mãn và phản ứng của nhân dân, tình trạng đàn áp, bắt bớ và chống đối xảy ra liên tục… trong bối cảnh một xã hội xuống cấp mọi mặt.
Hóa ra, bài nói chuyện quan trọng, chẳng phải đứng từ điểm cao nào cả, không phải “đỉnh gió hú”, hay “đồi thịt băm”, mà từ một trũng thấp vô danh của sự mơ mộng, mơ màng, bay bổng do cái “tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận” hoành tráng theo cách tự ám thị tạo ra. Đây quả đúng là sự khốn cùng, và cũng mong là cuối cùng, của đỉnh cao lý luận xã hội chủ nghĩa ở đất nước này.
Đang ở địa ngục nên mơ thiên đàng, đó vừa là thực tế vừa là tâm bệnh. Đó là sự đánh tráo có ý thức, hoặc là vô thức. Đó cũng là một loại giấc mơ của người muốn được làm kẻ chăn cừu. Đó là sự lẫn lộn giữa nói dối và ngụy tín. Lịch sử không còn một loại hẹn hò nào tương tự như thế nữa, cho những ai mơ mộng, một thời đại đã thật sự qua rồi. Do đó, bài nói chuyện quan trọng nhanh chóng chìm vào quên lãng, như chiếc tên lửa lệch đường đi.
Lịch sử luôn không lắng nghe một lý thuyết nào, hay một vĩ nhân nào. Không một lý thuyết nào hay vĩ nhân nào có thể bắt lịch sử đi theo mình.
Nếu có một khoảnh khắc lịch sử nào, có vẻ đi theo một lý thuyết, một vĩ nhân, thì đó là khoảnh khắc suy đồi và bệnh hoạn, chứa đựng sự nhầm lẫn có tính giao mùa, cái khoảnh khắc mà đại bộ phận trở thành nô lệ, thì không đáng được tán dương
Một lịch sử lành mạnh là lúc mà lịch sử đó vắng bóng sự thống trị nổi bật của ai đó hay lý thuyết nào đó. Lịch sử loài người là lịch sử đi tìm kiếm tự do, trên con đường đi tìm kiếm, nó tự bổ sung và điều chỉnh. Lịch sử mỗi đời người cũng là lịch sử đi tìm tự do, ở hình thái thấp nhất – hữu hình, ở hình thái cao nhất – trừu tượng. Hình thái thấp nhất là thoát sự kìm chế của kẻ khác, hình thái cao nhất là thoát khỏi sự kìm chế của bản năng. Càng tán dương một lý thuyết, một vĩ nhân (hay một nhóm) là càng nói lên sự tồi tệ của đám đông, càng ngợi ca con berger (loại chó giữ cừu), tức là gián tiếp ngợi ca sự thụ động ngoan ngoãn của bầy cừu

Đã xa quá rồi, tư duy của thời đại!
Tai họa đáng tiếc là đem sự độc tài đối lập với khái niệm dân chủ được hiểu như là một trạng thái hổn độn. Nhưng người ta không nghĩ rằng, hể dân chủ thì là hổn độn, là thuộc chủ nghĩa tư bản bóc lột, là nhà nước tư sản, là kẻ xấu, là vũ khí lợi dụng… Tại sao không hiểu rằng thiết chế dân chủ ngày nay là một thiết chế được sàng lọc, được kiểm chứng qua nhiều thử thách, là thành tựu lớn lao của mấy thế kỷ đấu tranh của nhân loại? Chứ nó không phải là sản phẩm do trăn trở của một nhóm người độc tài đồng thuận nào đó tạo nên, sau một số đêm mất ngủ. Mà như ông Tổng Bí thư đã thừa nhận, trong bài nói chuyện quan trọng, ông và nhóm đồng thuận trong Đảng đã nhầm lẫn rằng: “đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản; đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản.” (ý nói rằng, vì hiểu nhầm là đồng nhất, nên đã lúng túng một thời gian dài từ chối kinh tế thị trường và từ chối nhà nước pháp quyền, vì xem nó là của chủ nghĩa tư bản và của nhà nước tư sản). Nhưng bây giờ, thôi không nhầm lẫn như thế nữa, thì sao? Hay vẫn cố tiếp tục gượng gạo che lấp, chống đỡ và biến tấu? Cả dân tộc, cả vận mệnh của quốc gia phải đau khổ và trả giá đắt như thế nào, cho sự nhầm lẫn có trăn trở ấu trĩ này? Đã hiểu rằng, kinh tế thị trường không đồng nhất với chủ nghĩa tư bản, Nhà nước pháp quyền không đồng nhất với Nhà nước tư sản, thì cũng nên hiểu tiếp rằng thiết chế dân chủ – thành tựu lớn lao của nhân loại – không nên quá trăn trở để hiểu nhầm thêm lần nữa, rằng nó là của riêng của đế quốc tư bản, của kẻ xấu. Thật ra, hiểu như thế không nhầm đâu! Tuy nhiên, người lương thiện rất khó chịu về một lối lý luận, khi đến bước đường cùng thì thừa nhận sự thật, thừa nhận sai lầm, khi chưa đến đường cùng thì tiếp tục tấu hài ngụy biện. Kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền, thiết chế dân chủ là hiện thực đang vận hành trên toàn thế giới, việc đi tìm kiếm xác định chúng nó là của ai, không là của ai, để thực hiện hay không thực hiện theo, thì quả là sự mặc cảm khốn cùng của một thứ “ tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận” quá đáng thương!
Thêm một chút rò rỉ ở quả đạn pháo: “Thành phần chính trị cơ hội đang hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc, chống phá…” .Thế thì, định chế xã hội chủ nghĩa lẽ nào luôn luôn ở thế đối lập với một bọn du thủ du thực, đầu trâu mặt ngựa, chực sẳn để hí hửng, xuyên tạc, chống phá? Đối thủ của Chủ nghĩa xã hội phải là điều gì cao cả hơn thế chứ? Hay nó chỉ xứng tầm một đối thủ như vậy? Vì thế, trong đọan văn trên đây, từ “hí hửng” lẽ ra nó không nên có, thật đáng tiếc, từ vị trí của người nói và nơi đứng nói, nhưng nó đã lỡ có, lại làm vui cho cả bài nói chuyện quan trọng! Nhiều người mong rằng chẳng nên có một sự hí hửng nào cả – mà nên có sự nghiêm túc xứng tầm với những trăn trở – suy nghĩ – tìm tòi – lựa chọn – bao gồm cả sự hí hửng về nền kinh tế tư bản, nói đúng hơn là của cả thế giới, đang khủng hoảng. Chỉ có Trung Quốc là một quốc gia có đủ trơ trẽn và hãnh tiến để có thái độ này, cớ chi đến ViệtNam?
“Bài nói chuyện quan trọng”, thật đáng tiếc, giống như quả tên lửa của Triều Tiên, một sự lên gân nông nổi tầm Nguyên Thủ Quốc Gia! Thật đáng tiếc!
H. Đ. N.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
http://anonymouse.org/cgi-bin/anon-www.cgi/http://www.boxitvn.net/bai/36480
***
Thùy Linh- HIỆU ỨNG CÁNH BƯỚM

Vừa rồi mình có một entry nhận được vài phản hồi khiến mình phải nghĩ ngợi. Thường thì mình trao đổi với bạn bè phản hồi tại nơi phản hồi và để các bạn phản hồi tự phản hồi với nhau cho sôm tụ. Nhưng có một phản hồi đặc biệt mình muốn trao đổi ở entry này. Thực ra là mình muốn hỏi là chính vì mình vốn chả hiểu lắm lý lụân về CNXH, nhất là thứ lý luận CNXH hiện nay với mệnh đề “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”. Mình vốn học hành ấm ớ, chữ tác, chữ tộ ở trường đại học, nhất là môn triết học Mác Lê về CHXN. Đã thế thời tuổi trẻ còn cúp cua do mải chơi, yêu đương, nên không học đến nơi đến chốn môn học này như các môn khác. Cũng không phải chuyên môn, không bằng cấp là thạc sỹ, tiến sỹ, giáo sư về môn CNXH khoa học nên càng ấm ớ. Nếu có chút khái niệm gì về CNXH chủ yếu do đọc sách và tự giáo dục mình bằng thực tế. Nên bạn nào còm men về vấn đề này thông cảm nhá…Mình theo từng còm men của bạn mà thắc mắc…
1. “Nhưng mình thắc mắc, tại sao nước mình đi theo con đường ưu việt hơn hẳn mà lại lệ thuộc vào tụi tư bản đến vậy? Tụi nó khủng hoảng, suy thóai mình cũng khủng hoảng, suy thoái là sao? Thậm chí tụi nó hắt hơi mình cũng hắt hơi hả? Và sao mình lại nhận viện trợ, vay tiền vốn toàn của tụi tư bản? Rời tụi nó là nước mình tiêu luôn vì có vay được mấy ông anh, em cùng phe CNXH đâu?
Họ nhiều cái sai, cái bất cập, cái mâu thuẫn không thể giải quyết mà sao họ giàu, tử tế, sống đàng hoàng quá vậy?”(TL viết)
“Bạn đã từng nghe về “Hiệu ứng cánh bướm” chưa? Đại khái thế này “Con bướm đập cánh ở Brasil có thể gây ra cơn bão lớn ở Texas”. Bây giờ cái khái niệm ấy không chỉ còn giới hạn trong lĩnh vực khoa học đơn thuần mà nó còn được nhắc đến cả trong lĩnh vực văn hóa và kinh tế. Chỉ một cái tin “Chính phủ Hy Lạp chấp nhận chính sách thắt chặt tài khóa để đổi lấy gói cứu trợ của Châu Âu” cách đó nửa vòng trái đất chỉ số DowJohn tăng liền 300 điểm. Vì thế, chẳng khó khăn gì ta có thể nhận ra: Trong thời đại mà sự liên kết là mối quan hệ giao thương qua lại chặt chẽ với nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới…”.

-Ơ, mình thắc mắc là tại sao CNHX ưu việt thế mà chưa tạo ra được hiệu ứng cánh bướm nào hoàng tráng để tụi tư bản giãy đành đạch cho chết hẳn đi nhỉ? Toàn những cơn lốc tai hại, điển hình là CMVH ở Tàu; CCRĐ ở cả Tàu lẫn VN; sự kiện Thiên An môn; Những chuyện lùm xùm ở Bắc Triều; sự sụp đổ của Liên bang Xô viết dẫn đến sự sụp đổ cả hệ thống CNXH ở Đông Âu…Chả kể nữa kẻo lại đắc tội chỉ nhớ chuyện xấu. Mỹ và các nước tư bản toàn gây hiệu ứng cánh bướm…to to là. Chi phối cả thế giới, giúp cả thế giới phát triển là sao? Đáng lẽ CNXH phải giật lấy ngọn cờ cách mạng đó chứ? Toàn chạy theo, ăn theo, nói leo. Đến khi cái gì dở, xấu xa lại đổ là bị nhập cảng từ họ?

2. “Hiện nay, Chủ nghĩa Tư bản trong giai đoạn tích lũy vật chất dồi dào, phúc lợi xã hội được nâng cao. Ở một số nước Bắc Âu và những nước có nền kinh tế phát triển, xã hội ở đó, tuy không sử dụng thuật ngữ XHCN nhưng họ đang dần dần tiệm cận đến thứ mà chúng ta phấn đấu để đạt được: đó là XH XHCN. (Vì mục tiêu chất lượng sống không nghừng được cải thiện).
-Nói chung, tất cả các nước Tư bản mang viện trợ và vốn ra nước ngoài đầu tư đều đem về quý quốc của họ thứ gì đó; có thể là lợi nhuận do đồng vốn đem lại hoặc các ưu đãi khác gián tiếp mang lại lợi nhuận cho tổ chức hoặc quốc gia của họ. Không phải quốc gia nào cũng viện trợ hoàn toàn vô tư đâu bạn nhé.
-Đến đây tôi xin hỏi lại bạn 1 câu: Tại sao với bề dày kinh nghiệm hang trăm năm vậy mà một số nước tư bản ở Châu Âu lại lâm vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng đến vậy?”

-Thế ra cứ nước tư bản nào giàu mạnh là CNXH nhận về mình, như Thuỵ Điển hả? Thế ra là họ sử dụng lý thuyết CHXH để xây dựng đất nước họ hả? Vậy sao VN không cọp pi nguyên xi mô hình của Thuỵ Điển về mà áp dụng, khỏi lí lụân lằng nhằng mất công? Bác Tổng Trọng đỡ phải đi rao giảng, vừa mất hơi sức, vừa mất uy tín, vừa bị người ta “tám” khắp nơi cho khổ thân bác ấy? CHXH không ngừng cải thiện cuộc sống của người dân ư? Đố bạn tìm ra một gia đình Việt nào hai vợ chồng chỉ là công nhân bình thường mà hằng năm họ có thể đưa cả gia đình đi nghỉ mát ở nước ngoài chỉ bằng đồng lương nhận được? Điều này thì có thể tìm thấy ở nhiều nước tư bản đấy bạn ơi…Còn ở VN để làm được điều này chỉ có ở gia đình quan chức, doanh nhân giàu có.

-Ý mình nói trong entry trước là tại sao các nước XHCN hay phải nhận viện trợ của tư bản mà không thể viện trợ cho nhau? Nếu tụi tư bản viện trợ với mục đích vụ lợi như thế thì VN (hay nước CNXH nào đó) có thể từ chối nếu ảnh hưởng đến an ninh, hình ảnh, quyền lợi quốc gia họ mà? Người viện trợ có quyền hướng đến mục đích của họ, còn người nhận có quyền từ chối viện trợ vì không chấp nhận tính vụ lợi mà? Trước đây nhận viện trợ của TQ và Liên xô để đánh Mỹ thì VN đâu có được sự hoàn toàn vô tư từ hai ông anh này? TQ đã từng tuyên bố sẽ “đánh Mỹ đến người VN cuối cùng” cơ mà? Mà hệ thống XHCN giương cao khẩu hiệu “Vô sản tất cả các nước doàn kết lại” rồi đấy nhé? Đòi hỏi sự vô tư hoàn toàn từ một đất nước khác khi họ đưa sang hàng ngàn, hàng ngàn tỷ đôla, Euro vào một nước khác là điều không tưởng, đúng không nhỉ? Chỉ khác nhau mục đích đó phục vụ cho cái thiện hay cái xấu xa thôi…

-Đến đây mình lại muốn hỏi lại bạn một câu: bạn có thể bắt một người chỉ được khoẻ và không được ốm không? Tại sao sống đến gần 100 tuổi mà cụ lại ho hen thế được hử? Chả lẽ với kinh nghiệm sống lâu như thế, cụ không tự giữ gìn không được ốm à? Hihi…Thế nên các nước tư bản phát triển cao đến độ nào đó khủng hoảng là chuyện có thể hiểu chứ ạ (theo hình sin ấy mà)?

3. “Bác Tổng bảo: “Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị không phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa, chứ không phải bỏ qua cả những thành tựu, giá trị văn minh mà nhân loại đã đạt được trong thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản”. Cơ mà xã hội VN giờ cái xấu như bác kể gấp nhiều lần tụi tư bản thì ở đâu ra vậy, thưa bác? Không lẽ đổ lỗi cho cha ông do phải kế thừa? Phải tội chết đấy”. (TL viết)
Đoạn này tôi băn khoăn, không biết bác Tổng hay bạn “phải tội chết đấy”…
Bạn có biết XH ta trước những năm 90 của thế kỷ trước nó thuần khiết như thế nào không? (Chắc chắn bạn và tôi đều hiểu) và tất nhiên khi ta mở cửa thì có vô số thứ bay vào ngoài ý muốn. Có thể những thói xấu (ví như lưu manh và đĩ điếm) không đến từ những nước phương tây, nhưng không loại trừ khả năng sự nhập khẩu văn hóa sâu độc nước ngoài trà trộn và hủ hóa với thói học đòi của người Việt sinh ra tệ nạn vậy. Nói vậy nhưng xin bạn hãy khách quan mà đánh giá xem XH ta và XH Mỹ cái xấu ở đâu là cái xấu gộc và cái xấu nào mang dấu ấn của cả một xã hội bạn nhé.

-Cứ cho là cái xấu xa do “nhập khẩu” đi thì mình hỏi nhé: Nếu một cơ thể khoẻ mạnh thì bệnh nào xâm nhập được hả bạn? Chắc cơ thể VN ốm yếu quá lâu nên bệnh nào cũng mắc? Bạn nhắc mình nhớ những năm 90 “thuần khiết” ư? Mình chỉ nhớ đó là “thuần khiết” đói, “thuần khiết” bảo thủ, trì trệ, giả dối, mệt mỏi, bối rối, sợ hãi, lo lắng, hoang mang…Công chức lương chả đủ sống, trẻ con suy dinh dưỡng, nỗi sợ hãi bao trùm xã hội như luôn bị khủng bố, đe dọa…Rồi khi mở cửa thì tham nhũng, hối lộ tràn lan. Cái này chả cần tranh luận nữa bạn nhỉ? Hay tham nhũng cũng là “nhập khẩu” từ tư bản đây? Chắc bạn thừa biết nhiều doanh nhân từ các nước tư bản đã phải tháo chạy khỏi VN vì không chấp nhận làm ăn thông qua hối lộ chứ? Nếu mình nói sai thì mình xin “phải tội chết” ngay…Tính nhân văn cao cả nhất của một xã hội là chia đều cơ hội cho tất cả mọi người, kể cả những người nghèo khổ ít may mắn. Ở VN thì sao hả bạn? Lịêu một người chả có cống hiến gì cho xã hội, không có tài năng được xã hội thừa nhận mà làm đến chức bí thư tỉnh uỷ có nên không bạn? Còn vừa mới ra trường, làm việc chưa được bao lâu, năng lực như nhiều người rất bình thường khác mà đã ủy viên trung ương, thứ trưởng một bộ không? Còn cô gái vừa mới tốt nghiệp một ngành chả liên quan gì đến xây dựng lại lãnh đạo một tập đoàn xây dựng với 2000 nhân viên?…Nhiều lắm chả nhớ hết được các COCC được nâng đỡ làm lãnh đạo đâu. Còn tổng thống Obama chỉ là một trí thức da màu qua tranh cử mà trở thành tổng thống Hoa Kỳ, không hề có cha mẹ nào nâng đỡ cả. Ai ưu việt hơn ai hả bạn?

4. “Ở đọan khác, bác Tổng Trọng khẳng định: “Những thành tựu đổi mới tại Việt Nam đã chứng minh rằng, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa không những có hiệu quả tích cực về kinh tế mà còn giải quyết được các vấn đề xã hội tốt hơn nhiều so với các nước TBCN có cùng mức phát triển kinh tế”. Nước tư bản cùng mức là nước nào nhỉ? Thôi cứ tạm lấy loanh quanh nước ta cho hợp lý là Thailand, Indonesia, Singapore nhé…Theo báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân Hàng Thế Giới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thailand và 158 năm so với Singapore”. (TL viết)
Đã có câu: “Bất cứ sự so sánh nào cũng đều khập khiễng”. Ở đây tôi hoàn toàn không tin cái báo cáo của NH Thế giới nói đến số năm đi trước hay tụt lùi là một con số mang tính chính xác.
-Và ngay trong những con số của NHTG cũng đã giải thích hộ tôi: chỉ lấy 3 nước đó để so sánh với nhau thôi cũng đã là câu trả lời cho bạn.
-Bạn giải thích thế nào khi Thái Lan, Indonesia, Singapore là 3 nước có thể chế tương đồng vận hành một nền kinh tế tư bản, không phải trải qua chiến tranh như Việt Nam lại có một sự khác biệt khi Indonesia tụt hậu 44 năm so với Thai lan và 107 năm so với Singapore. Cái này có phải do tầm nhìn, óc sáng tạo, hay tinh thần dân tộc của các Quốc gia khác nhau không bạn?

-Hihi, đến đoạn này thì mình mỉm cười chút vì nếu không phản biện được thì…không tin. Đúng tinh thần của các nhà mác xít và những người vô thần. Nếu bạn không tin thì đừng quan hệ, nhất là làm ăn với NH Thế giới nữa nha bạn? Vì người xưa đã khuyên: đã dùng thì nên tin, đã không tin thì đừng dùng…NH Thế giới “tệ” thật. Con số đưa ra chả thuyết phục tí nào. Đúng như bạn nói, mọi so sánh đều khập khiễng nhưng vì các nước đều trong “hịêu ứng cánh bướm” nên không thể không đặt trong sự so sánh tương đối. Bạn chắc nhớ là chiến tranh lùi xa đất nước ta đã 37 năm. Và có lẽ không nên đổ lỗi cho chiến tranh quá nhiều nữa? Một đứa trẻ ra đời vào năm 1975 giờ sắp bước vào tuổi trung niên rồi đó bạn. Thậm chí họ có thể đã qua 2 (3) lần xây dựng gia đình, chăm lo cho những đứa trẻ bắt đầu lí lụân với cha mẹ chúng về quyền tự chủ, tính độc lập, tự do…Họ có thể sai lầm ở tuổi mới bước vào đời khi xây dựng gia đình, nhưng lần thứ 2, thứ 3 mà vẫn sai lầm thì đó là sự bất cẩn, là thiếu tri thức cần thiết của một người có thể làm chủ cuộc đời mình, bạn nhỉ?
-Còn tại sao các nước như Thái Lan, Indonesia, Singapore không phát triển đồng đều thì là đương nhiên đúng không nhỉ? Giống như trong một lớp học có đưa trẻ học giỏi, đứa học khá, đứa thì trung bình, đứa thì dốt đặc cán mai…Quan trọng là học trò trung bình và học trò dốt kia có ý thức mình dốt để phấn đấu hay tự cho là mình giỏi giang, không cần học ai, không cần so sánh với ai, tự mình đi một lối đi mà các bạn trong lớp không bao giờ bước tới, rồi tự phụ kêu lên rằng, lối đi của tôi mới là đúng đắn nhất, “giữ vững tinh thần độc lập”…dốt nhất? Chuyện này chắc nhờ bạn chỉ giáo giùm…

5. “Dân chúng sẽ nhớ câu chốt hạ của bác Tổng: “Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, chứ không phải cạnh tranh thắng – thua vì lợi ích vị kỷ của cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn và hủy hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có”. Bác nên nhớ dân chúng không phải là những hòn đất đặt đâu ngồi đó như những năm trước đây đâu nhá. Họ là những hòn đất biết nói năng đấy…” (TL viết)
-Riêng cái này tôi hoàn toàn đồng ý với bạn. Hiến pháp và các văn kiện của Đảng, chính sách của nhà nước đã trao cho nhân dân những thiết chế về dân chủ để xây dựng một nhà nước thực sự vì dân, do dân. Dù cho lúc này, lúc khác, chỗ này chỗ khác hay hầu hết mọi nơi, mọi chỗ trên đất nước này tinh thần công dân tích cực bị trừng trị làm cho mọi người phải e dè giữ mình một cách khôn khéo và hiện thái độ đó đã thoái hóa thành thái độ thụ động, phó mặc.
Tuy nhiên bầu không khí của XH, đời sống tinh thần đã thay đổi theo hướng tích cực điều đó đã và đang là thứ không thể cưỡng lại được.
Để kết thúc câu chuyện trao đổi với bạn tôi xin nhắc lại một điều: Sự thật chỉ xuất hiện trong các bài viết và cuộc tranh luận mang tính xây dựng và sáng tạo.

-Đọc mấy câu đầu đã mừng thầm vì dù sao cũng đã tìm được ít nhất một tiếng nói chung với bạn. Nhưng đọc tiếp lại…thất vọng. Đọc câu “Thiết chế về dân chủ”…”xây dựng một nhà nước thực sự vì dân, do dân”…”tuy nhiên bầu không khí của XH, đời sống tinh thần đã thay đổi theo hướng tích cực”…thì mình nhớ ngay đến anh nông dân Đoàn Văn Vươn phải dùng đến tiếng súng để đánh động xã hội, giờ vẫn phải sống trong lao lí? Nhớ đến hàng ngàn nông dân Văn Giang mất đất khiếu kiện mấy năm mà chả ai nghe họ để giải quyết thấy tình đạt lí? Nhớ đến 3 người đang chờ xử án là Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải chỉ vì bày tỏ ý kiến ôn hoà (viết đến đây chợt giật mình vì những điều vừa viết từ nãy đến giờ nếu bị qui chụp thì mình cũng giống họ?). Thôi, tạm nêu ba chuyện mới tinh, còn dang dở mà nghe nhắc ai cũng nhớ ngay để thấy thiết chế dân chủ và nhà nước do dân, vì dân bạn vừa nói là thế nào?

-Có ý kiến này của bạn mà mình cực thích, đồng ý tắp lự: “Dù cho lúc này, lúc khác, chỗ này chỗ khác hay hầu hết mọi nơi, mọi chỗ trên đất nước này tinh thần công dân tích cực bị trừng trị làm cho mọi người phải e dè giữ mình một cách khôn khéo và hiện thái độ đó đã thoái hóa thành thái độ thụ động, phó mặc”. Hy vọng mình không là người (e dè, giữ mình) như thế và bị đối xử như thế (bị trừng trị)?
-Điểm nữa mình cũng đồng ý luôn: “Sự thật chỉ xuất hiện trong các bài viết và cuộc tranh luận mang tính xây dựng và sáng tạo”. Nhưng chỉ xin đừng vẽ “vòng phấn cap ca dơ” vào hai chữ “xây dựng” để có thể qui kết là “phá hoại”; “chống đối”, “tuyền truyền chống phá” người góp ý theo ý kiến chủ quan của ai đó? Chắc bạn còn nhớ nhà văn Thổ Nhĩ Kỹ Azit Nêxin dùng lối viết châm biếm để chế riễu sự chậm phát triển của đất nước ông. Ai dám bảo ông không yêu tổ quốc mình? Hay Vũ Trọng Phụng chế riễu thói rởm đời học đòi của những kẻ cơ hội thì không yêu con người? Hơn ai hết là con dân nước Việt đều mong muốn đất nước phát triển, giàu mạnh, tự do, dân chủ, hạnh phúc, công bằng, văn minh…Đơn giản vì trên dải đất chữ S ấy có ngôi nhà của gia đình họ đang sinh sống.
Chân thành cám ơn LK.

. *Chữ in nghiêng là comment của bạn đọc LK. Phần viết của TL mà LK dùng để phản biện đã chú thích ngay tại từng câu
http://www.buudoan.com/2012/05/hieu-ung-canh-buom.html

***
Phạm Đình Trọng -Đất gọi
1. Cả nước đang sôi sục, nóng bỏng, đang ầm ầm dậy sóng những đoàn người khiếu kiện và đang cuồn cuộn những con sóng ngầm phẫn nộ trong lòng người vì đất đai.
Tiếng súng Đoàn Văn Vươn nổ ở Tiên Lãng, Hải Phòng phá tan sự thanh bình, êm ả ngàn đời của làng quê Việt Nam cũng vì đất đai.
Sự biến ở Văn Giang, Hưng Yên, hàng ngàn công an trập trùng mũ sắt, khiên đồng, súng đạn, dùi cui trấn áp vài trăm người dân lương thiện, lam lũ cũng vì đất đai.
Vụ án ngang trái, oan khiên ở nông trường Sông Hậu, Cần Thơ cũng vì đất đai.
Đất đai đã trở thành sự xung đột giữa quyền sử dụng đất của người dân được ghi trong Hiến pháp: Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài (Điều 18, Hiến pháp 1992) với những nhóm quyền lực kinh tế kết hợp với quyền lực chính trị hối hả tìm kiếm lợi nhuận kếch xù, mau lẹ và dễ dàng bằng đất đai.
Đất đai đã trở thành sự xung đột ngay trong những văn bản pháp luật. Thế lực kinh tế liên kết với thế lực chính trị liên tục sửa Luật đất đai để họ dễ bề chiếm đoạt đất đai, làm giàu trong phút chốc bằng đất đai. Càng sửa, Luật đất đai càng xa rời Hiến pháp, ngang nhiên vi phạm Hiến pháp, càng vô hiệu Hiến pháp, đất đai càng vô chủ, càng kích thích lòng tham, càng có thêm nhiều dự án treo đầu dê bán thịt chó về đất đai.
Đất đai đã trở thành sự xung đột giữa mục đích tối cao của nhà nước là an dân với những người nhân danh nhà nước chiếm đoạt mảnh đất sống ổn định của dân, gây sự xao xác, bất bình trong lòng dân, gây ra sự phản kháng mạnh mẽ, sự bùng nổ rộng rãi trong xã hội, gây đổ vỡ lòng tin của người dân với nhà nước.
Đất đai là nơi chỉ ra rõ nhất bản chất một nhà nước. Nhà nước ứng xử với đất đai như ở Tiên Lãng, Hải Phòng, như ở Văn Giang, Hưng Yên mà tự nhận là nhà nước của dân, do dân, vì dân thì đó là sự giả dối.
Đất đai đã làm băng hoại đạo đức xã hội, phá nát kỷ cương phép nước. Vì đất đai, quyền lực ngang nhiên chà đạp lên pháp luật, vất bỏ đạo đức làm người, coi thường cả đạo lý xã hội.
2. Đất đai gây đổ vỡ trong lòng người; đất đai làm rối loạn xã hội; vì đất đai, quyền lực thản nhiên chà đạp lên pháp luật thể hiện sâu sắc nhất trong vụ án nông trường Sông Hậu, Cần Thơ và trong vụ nhà nước dùng bạo lực chiếm đất của dân Văn Giang, Hưng Yên giao cho doanh nghiệp vẽ lên những dự án mỹ miều: đổi đất lấy hạ tầng nhưng thực chất chỉ là kinh doanh bất động sản mà quyền lực nhà nước trở thành đồng vốn quan trọng nhất trong loại kinh doanh đó.

ĐẤT NÔNG TRƯỜNG SÔNG HẬU, CẦN THƠ – NAM BỘ

Hai người Anh hùng, hai thế hệ cha con nối tiếp nhau lao động tận tụy, quên mình đã biến mảnh đất phèn Sông Hậu cỏ cũng không mọc nổi, người không sống được, chỉ có lơ thơ năn lác hoang hóa thành mảnh đất bát ngát đồng lúa, xum xuê vườn cây trái. Hàng ngàn gia đình nông dân không có đất gieo trồng, sống lay lắt, nghèo khổ, lang bạt, nay có nơi an cư, trở thành nông trường viên nông trường Sông Hậu, có cuộc sống khấm khá và đang ngày càng giàu có.
Nhưng mảnh đất không có sự sống nay đã trở thành đất sống, mảnh đất nghèo nay đã trở thành đất giàu lại lọt vào tầm ngắm, lại là nỗi thèm khát của những phi vụ kinh doanh nhà đất. Người đàn bà Anh hùng Giám đốc nông trường Sông Hậu nhận được gợi ý giao lại đất nông trường để chính quyền sử dụng vào những dự án khác mà ai cũng biết đó là những dự án đô thị hoành tráng.
Đất nông trường Sông Hậu đã là đất sống ấm no của hiện tại, đất khát khao hy vọng, đất rực rỡ trong tương lai của hàng ngàn gia đình nông trường viên. Vì những gia đình nông dân bình dị, thân thiết như ruột thịt đó, người đàn bà Anh hùng giám đốc nông trường không thể giao đất theo gợi ý của quyền lực. Người Anh hùng liền trở thành tội phạm.
Ủy viên Trung ương đảng, Bí thư Tỉnh ủy định tội rồi lệnh cho công an điều tra, Viện Kiểm sát truy tố, Tòa án xét xử! Tòa sơ thẩm rồi tòa phúc thẩm có sẵn bản án trong túi đều tuyên người đàn bà Anh hùng tám năm tù. Đó là lần thứ nhất pháp luật bị quyền lực chính trị khinh bỉ, chà đạp trên mảnh đất Sông Hậu!
Người Anh hùng bị tù oan khuất chống án. Lương tâm xã hội rầm rộ lên tiếng. Cơ quan quyền lực chính trị gồm mười bốn thành viên liền nhóm họp xem xét biểu quyết số phận người Anh hùng Sông Hậu. Mười một phiếu biểu quyết dừng vụ án, miễn truy tố người Anh hùng Sông Hậu. Cơ quan quyền lực chính trị đã làm thay cả tòa án của nhà nước, xóa tội cho người đàn bà Anh hùng Sông Hậu. Quyền lực chính trị cấp tỉnh chỉ định tội và lệnh cho công an, tòa án làm án buộc tội người Anh hùng Sông Hậu. Nay quyền lực chính trị cấp cao còn xử thay cả quan tòa! Đó là lần thứ hai pháp luật bị quyền lực chính trị ngang nhiên khinh miệt, chà đạp trên mảnh đất Sông Hậu!
Vụ án nông trường Sông Hậu chỉ xô đẩy mấy người trong Ban giám đốc nông trường Sông Hậu vào vòng lao ly oan khiên, ngang trái nhưng đã bộc lộ hai điều lớn lao hệ trọng của xã hội, liên quan tới mọi số phận người dân.
Một là, Đất đai đã trở thành một thế lực ghê gớm, khuynh đảo cả pháp luật. Đất đai đã tạo ra một lớp người giàu có và một lớp quan chức hối hả tham nhũng bằng đất đai. Hai lớp người này lập tức liên kết với nhau làm thay đổi cả bản chất nhà nước, từ nhà nước của dân, do dân, vì dân trở thành nhà nước đối lập với dân.
Hai là, Từ đất đai, người dân phải cay đắng nhận ra là họ đang phải sống ở thời không có pháp luật, quyền lực chính trị đứng trên pháp luật, làm thay pháp luật mà vụ án ở nông trường Sông Hậu là minh chứng.

ĐẤT VĂN GIANG, HƯNG YÊN – BẮC BỘ

Ruộng vườn Văn Giang, Hưng Yên trên tầng đất phù sa sâu cả chục mét do con sông Hồng màu mỡ bền bỉ bồi đắp từ hàng triệu năm tạo lên. Hoa màu đang tươi tốt, cuộc sống đang yên ổn trên đất đai của tổ tiên từ ngàn đời để lại, bỗng ầm ầm ô tô chở công binh, công an đến, rầm rập công an dàn hàng ngang, nổ súng, vung dùi cui, xả đạn hơi cay vào dân. Những người nhân danh nhà nước đã biến cánh đồng của màu xanh bình yên thành bãi chiến trường mù mịt khói lửa, quyết ăn thua đủ với dân, quét dân ra khỏi đất hương hỏa cha ông. Rồi máy gạt, máy ủi gầm rú nghiến nát hoa màu như thời nô lệ năm 1944 lính Nhật hung hãn kéo đến quật nát lúa đang ngậm đòng bắt dân nhổ lúa, trồng đay phục vụ cuộc chiến tranh của Nhật.
Người dân cả mấy làng ở Văn Giang, Hưng Yên kéo ra đồng suốt đêm đốt lửa giữ đất như thời hồng hoang con người đốt lửa xua bầy thú dữ. Bầy thú bốn chân thời tiền sử đã lùi vào quá khứ hàng ngàn năm nhưng ngày nay người dân tay không giữ đất lại phải đối mặt với bầy công cụ hai chân, đầu mũ sắt, tay khiên, tay súng còn hung dữ gấp ngàn lần bầy thú hồng hoang vì bầy công cụ đông tới hàng ngàn tên. Sự kiện đất đai ở Văn Giang, Hưng Yên thực sự đưa xã hội văn minh trở về thời hoang dã xa xưa, bạo lực hung hãn trút xuống đầu dân, bạo lực ngạo nghễ giành chiến thắng trên nỗi đau khổ, uất nghẹn căm phẫn của người dân.
Trong xã hội dân sự yên bình, sự chiến thắng của bạo lực nhà nước với dân lành đồng nghĩa với cái thua của pháp luật, cái thua của đạo lý, cái thua của văn hóa trị nước an dân: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân.
Pháp luật thua, đạo lý thua, văn hóa trị nước thua vì nhà nước đã không đứng về phía nhân nghĩa, không đứng về phía công bằng xã hội, không đứng về phía số đông người dân lao động lương thiện mà đứng về số ít người có của, những nhà đầu tư trong nước, ngoài nước. Bạo lực nhà nước đã được huy động tối đa ra trấn áp dân, chiếm bằng được mảnh đất sống cuối cùng của dân, giao cho người có của xây nhà kinh doanh, làm giàu trên nỗi nghèo đói, bất an vô định của số đông dân lành.
Đại diện nhà nước cấp tỉnh, ông Chánh văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên nói rằng chỉ có 30% diện tích đất của Dự án Ecopark Văn Giang dành cho xây nhà kinh doanh, còn lại là đất dành cho phát triển giao thông, công trình phúc lợi, cây xanh nên Dự án Ecopark Văn Giang là dự án đổi đất lấy hạ tầng chứ không phải dự án thương mại kinh doanh đơn thuần. Đó chỉ là cách nói lấp liếm, nói lấy được của thứ quan gian “muốn nói gian làm quan mà nói”. Đường sá, cây xanh, công trình phúc lợi xã hội bao quanh những tòa nhà cao tầng của khu dân cư chỉ làm cho những căn hộ trong khu dân cư có giá cao chót vót và bán đắt như tôm tươi mà thôi. Tỷ lệ cây xanh càng cao, những con đường thênh thang càng kéo những thành phố lớn lại gần thì khu dân cư càng đắt giá và nhà đầu tư càng lời lớn mà thôi.
3. Những cuộc chiến tranh đẫm máu liên miên suốt gần nửa thế kỷ, từ 1945 đến 1989, chiến tranh chống Pháp, chiến tranh chống Mỹ, chiến tranh chống Pôn Pốt diệt chủng, chiến tranh chống Đại Hán bành trướng, chiến tranh giai cấp sắt máu trong lòng dân tộc… làm cho đất đai đồng ruộng Việt Nam đã thấm đẫm mồ hôi lại thấm đẫm máu người nông dân. Gần nửa thế kỷ chiến tranh, nhà nước đã huy động đến kiệt cùng sức người, sức đất của người nông dân. Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người cho cơn khát của chiến tranh. Cả trong cuộc chiến tranh giai cấp sắt máu, số nông dân bị đôn lên địa chủ và bị bắn giết cũng phải đủ chỉ tiêu do giai cấp vô sản đề ra. Người nông dân phải chịu hy sinh mất mát lớn nhất cho chiến tranh, cho chiến thắng, cho sự sống còn của nhà nước ViệtNam hôm nay.

Sống còn bằng máu người nông dân, thế mà ngày nay nhà nước Việt Nam lại giành giật mảnh đất thấm đẫm máu người nông dân giao cho những nhà đầu tư để họ kinh doanh kiếm lời, đẩy người nông dân vào cảnh khốn cùng không còn đất sống. Đó là sự phản bội, vô ơn, táng tận lương tâm, không còn biết đến đạo lý làm người và văn hóa cai trị.
Máu người không phải nước lã. Máu người thiêng lắm. Mảnh đất đã thấm đẫm mồ hôi và máu người nông dân, mảnh đất ấy có hồn thiêng. Hồn thiêng của đất đã gọi và đang khẩn thiết gọi những người nông dân để họ biết phải làm gì giữ đất. Đất gọi và tiếng súng Đoàn Văn Vươn đã dõng dạc trả lời. Bao giờ những người nông dân cũng là nơi tiềm ẩn sức mạnh quyết định của mọi cuộc cách mạng xã hội.
P.Đ.T.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
http://anonymouse.org/cgi-bin/anon-www.cgi/http://www.boxitvn.net/bai/36275

***
Nguyễn Minh Thuyết -ĐỐI THOẠI

Cưỡng chế xong rồi
Không chiến sĩ nào xây xát nhẹ.
Các cậu cứ đùa
Trang bị ngon lành thế
Không xong mới là điều khó khăn.

Người thắng trận này không phải nhân dân.
Dân là vậy
Chỉ thắng trong trận cuối.
Nhưng chính quyền nhân dân thất bại
Khi tấn công những người mình nhân danh.

27/4/2012
Nguồn: Quê Choa.
http://xuandienhannom.blogspot.com/2012/04/oi-thoai-tho-nguyen-minh-thuyet.html

Gửi bình luận »

Không có bình luận

RSS feed for comments on this post. TrackBack URI

Bình luận về bài viết này