Hoàngquang’s Blog

05/07/2011

Im lặng mặc cả bằng tổ quốc?

Phan Nguyễn Việt Đăng, viết riêng cho RFA từ Sài Gòn
& Vai trò của trí thức trong các cuộc biểu tình chống TQ –RFA
+ Ở Sài Gòn nhớ Hà Nội- Nguyễn Thị Từ Huy
&
LẮNG NGHE ĐỒNG BÀO TÔI NÓI – 1

LẮNG NGHE ĐỒNG BÀO TÔI NÓI – 2

LẮNG NGHE ĐỒNG BÀO TÔI NÓI – 3

Phố người Hoa ở Việt Nam – chính sách hay tầm nhìn? Đường Xuân Thanh

Khi người Việt Nam xây phố dành riêng cho người Hoa?
Phố người Hoa và kiểu lý luận của chủ đầu tư
***
Im lặng mặc cả bằng tổ quốc?

Tối 2 tháng 7, mọi người nhắn nhau rằng ngày mai, Chủ nhật 3 tháng 7, nhà nước sẽ bật đèn xanh cho một cuộc biểu tình. Tin nhắn điện thoại được chuyển đi từ Hà Nội đến Saigon với sự háo hức.

Source Blog-boxitvn7
Đoàn thanh niên biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm 3-7-2011.
Nếu để ý đến cái tin ngắn được khởi đăng từ ngày 24 tháng 6 này trên các tờ báo, về chuyện thủ tướng CSVN sẽ tìm cách phê chuẩn giảm, giãn, miễn thuế đến gần 20.000 tỷ đồng trong năm 2011, không thể không suy đến hiện tình Việt Nam lúc này.

Số tiền này được đưa ra, chia đều cho hàng triệu người Việt Nam, có phải như là một món quà nhỏ cho việc mọi người đang hừng hực vì vấn đề xâm lấn của Trung Quốc, xoa dịu và làm lãng quên đi vụ án Vinashin?

Hay là số tiền này, là món quà Giáng sinh đang đến sớm từ ông già Noel đội nón đỏ với 5 ngôi sao, nhằm xoa dịu và giúp cho nhiều người quên lãng vấn đề rất thời sự trong nước lúc này?

Từ câu chuyện thỏa hiệp mập mờ giữa 2 Đảng cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều nhà bình luận ở các quán cafe vỉa hè đùa rằng chắc hẳn ông thứ trưởng bộ ngoại giao Hồ Xuân Sơn cùng với những đồng sự, đồng chí của ông cũng đang bước vào buổi tiệc Giáng sinh đen, chia phần biển, xương máu và nước mắt của cả dân tộc Việt Nam.

Giáng sinh đến sớm để quên đi biển, quên đi đảo. Và quên luôn những người yêu nước đang sục sôi, biến họ trở thành những kẻ phản loạn. Liệu Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ kiểm soát đất nước như thế nào, giả sử họ coi tối thiểu hơn phân nửa dân số Việt Nam là những kẻ phản loạn?

Ai còn dám biểu tình?
Tin không được kiểm chứng, vào buổi tối ngày 2 tháng 7, mọi người nhắn nhau rằng trên blog của ông Nguyễn Xuân Diện lộ một ý rằng ngày mai, chủ nhật 3 tháng 7, nhà nước sẽ bật đèn xanh cho một cuộc biểu tình.

Tin nhắn điện thoại được chuyển đi từ Hà Nội đến Saigon với sự háo hức.

Nhưng phía Nam thì dè dặt hơn. Những cuộc trấn áp tàn bạo từ “các âm binh của Thái Thú” – nói như trang tin Dân Làm Báo – đã giới thiệu cho biết một thái độ dứt khoát của ngành an ninh.
Nhưng phía Nam thì dè dặt hơn. Những cuộc trấn áp tàn bạo từ “các âm binh của Thái Thú” – nói như trang tin Dân Làm Báo – đã giới thiệu cho biết một thái độ dứt khoát của ngành an ninh.

Đoàn người biểu tình tuần hành trên đường Điện Biên Phủ, Hà Nội sáng Chủ nhật 03-07-2011. NguyenXuanDien’s blog.
Quả là điều không ngoài dự đoán của các blogger khi nói trước rằng sẽ không thể có gì vui cho ngày 3 tháng 7 này.

Ở Saigon, an ninh lại tiếp tục dày đặc, và lần này ngành an ninh thậm chí còn tỏ ra tự tin hơn khi cho phép các quán cafe quanh khu vực Tòa Tổng lãnh sự Trung Quốc được mở cửa như bình thường.

Hà Nội có vẻ “thoáng” hơn với cuộc biểu tình nhỏ được diễn ra.

May mắn hơn khi một vài thanh niên đứng đọc tuyên cáo phản đối Trung Quốc đã bị công an nhảy vào chụp bắt, còn may mắn hơn nữa khi đám đông đã thành công trong một màn vật lộn cứu 2 thanh niên đó giữa rừng an ninh mật vụ. Thực tế cho thấy chẳng có cái “đèn xanh” nào cả.

Bản tin về chuyện suýt tí nữa tàu Bình Minh lại bị cắt cáp lần 3 vào 30 tháng 6 vừa qua, lại góp thêm những chứng cứ quan trọng về những điều mờ ám trong chuyến đi của ông thứ trưởng Hồ Xuân Sơn.

Vì sao, khác với lần trước, Việt Nam chủ trương im lặng, không phản ứng? Ngay cả các quan chức của Petro Times cũng được lệnh không được nói gì về chuyện này. Đài BBC, đài RFA, RFI…v.v khi gọi điện đến các quan chức này, đều được một câu trả lời chung là không biết và không thể bình luận.

Rõ ràng sau cuộc họp xác định vai trò 16 chữ vàng 4 tốt của ông Hồ Xuân Sơn, dù có tuyên bố chính thức, nhưng Bắc Kinh vẫn không tin tưởng và quyết định phải làm một bài “thử” xem Việt Nam có tráo trở hay không.

Lần này, chắc hắn Bắc Kinh đã hài lòng vì thấy Việt Nam đã một mực xuất sắc trong vai trò đàn em ngoan ngoãn.

Ai còn dám yêu nước?
Kể từ thời giặc phương Bắc xâm lược, cho đến thời thực dân Pháp… người ta lại thấy tái diễn trong lịch sử Việt Nam ý nghĩa yêu nước là một điều hiểm nguy cho bản thân mình và gia đình mình.

Sống trên một đất nước, mà việc cầm lá cờ của tổ quốc mình, tung hô chủ quyền đất nước mình, có thể bị công an, mật vụ bắt giữ, thẩm tra, sách nhiễu… không khác gì sống trong vùng tô giới của người Việt, thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc, quả là một thách thức của lòng yêu nước.

Điều nực cười, là một khi các viên chức chính phủ, các nhà lãnh đạo vẫn lên truyền hình, lên mặt báo… kêu gọi phải yêu nước, phải biết tỏ thái độ nghĩa vụ của một công dân nhưng khi những người yêu nước bị bắt vỉ biểu tình chống xâm lược, công an lại thẩm vấn và luôn hỏi một câu “ai xúi giục”.

Ai sẽ còn dám yêu nước nữa, khi thái độ của Đảng Cộng sản Việt Nam lại hai mặt đến kinh sợ như vậy? Và như vậy, có phải hiện trạng yêu nước, tức là chống lại Đảng cộng sản Việt Nam?

Trong các bài giảng của ngành an ninh, dành cho các sinh viên, blogger… bị bắt, vẫn là một luận điệu cũ “Chúng ta muốn hòa bình, vì chúng ta đã trãi qua chiến tranh nên không muốn chiến tranh”.

Thật không ai muốn chiến tranh, nhưng im lặng chấp nhận cướp vào nhà trong hòa bình thì càng không ai muốn.

Điều mâu thuẫn ở đây, là các lực lượng quân đội, an ninh… được nhân dân đóng thuế, nuôi nấng trong việc huấn luyện nhằm sẵn sàng trãi qua mọi cuộc chiến tranh để bảo vệ đất nước, giờ đây lại rất giỏi trong các lý luận từ chối phải đối mặt với chiến tranh.

Ai sẽ còn dám yêu nước nữa, nếu chính những người lãnh đạo đang cho thấy họ không là những người yêu nước? Và yêu nước lúc này, có phải là một cuộc cách mạng đối với những kẻ im lặng mặc cả bằng tổ quốc?

(Phan Nguyễn Việt Đăng, Sài Gòn 03-07-2011)
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/silent-use-country-to-bargain-07042011054829.html

_________________
Vai trò của trí thức trong các cuộc biểu tình chống TQ

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2011-07-04
Tiến sĩ Nguyễn Quang A và Giáo sư Ngô Đức Thọ tham gia biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm 3-7-2011. RFA fileLiên tiếp trong năm tuần lễ vừa qua những cuộc biểu tình chống Trung Quốc ngày càng trở nên quen thuộc hơn đối với Việt Nam nơi mà bất cứ cuộc biểu tình nào cũng không được xuất hiện, kể cả với lý do chống Trung Quốc xâm lược.

Giới trí thức đã có mặt trong các đòan biểu tình như một nhắc nhở cho thanh niên biết rằng kẻ sĩ nước nhà không bao giờ thiếu trong lúc khó khăn nhất của dân tộc. Mặc Lâm tìm hiểu thêm qua các nhận xét của những trí thức có mặt và theo gót nhiều đoàn biều tình qua bài viết sau:
Trước mỗi sáng Chúa Nhật hầu như lúc nào an ninh cũng bao vây tất cả những hộ khẩu có thành tích biểu tình chống Trung Quốc, những thành viên trong các tổ chức tranh đấu cho dân chủ cũng như những người từng bị bắt trước đây với các tội danh chống phá nhà nước sẽ không có cơ hội bước ra khỏi nhà để tham gia xuống đường. Phương pháp bao vây cô lập này tỏ ra hiệu quả vì chính những người từng kinh nghiệm chống lại nhà nứơc sẽ làm cho đoàn biểu tình khí thế hơn.
Giới trí thức yếu tố không thể thiếu
Tuy nhiên, sự vằng mặt của những người hoạt động đấu tranh cho dân chủ lại khiến cơ quan an ninh không có lý do nào để đàn áp người đi biểu tình. Họ chỉ cố giữ trật tự và thỉnh thoảng tạm giữ một vài người hăng say nhất trong nhóm rồi sau đó phải thả ra trước áp lực của người biểu tình mạnh mẽ chống đối.
Giới trí thức có mặt tuy không nhiều nhưng cũng nói lên được sự ưu tư của họ trước các vấn đề sống còn của đất nước. Sự xuất hiện của họ làm cho thanh niên sinh viên phấn khích vì nghĩ rằng sau lưng mình vẫn còn nhiều bậc trí thức ủng hộ, như một lực đẩy cho những ai còn chần chừ trứơc những buổi tập trung chứng tỏ lòng yêu nứơc này. Giáo sư Phạm Duy Hiển, nguyên giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân Đà

Lạt cho biết lý do ông tham gia biểu tình như sau:

Tôi là một công dân, trong trường họp này thì phải nghĩ đến đất nước mình chứ còn nhiềungười khác họ lên tiếng được, từ ông Chủ tịch nước, ông Thủ tướng đều lên tiếng cho tới các hiệp hội hội …tất cả họ đều lên tiếng còn tôi chỉ là một cá nhân một công dân mà tôi không biết lên tiếng ở đâu đựơc thì tôi đi biểu tình!
Giáo sư Phạm Duy Hiển

-Tôi là một công dân, trong trường họp này thì phải nghĩ đến đất nước mình chứ còn nhiềungười khác họ lên tiếng được, từ ông Chủ tịch nước, ông Thủ tướng đều lên tiếng cho tới các hiệp hội hội Luật sư, hiệp hội dầu khí …tất cả họ đều lên tiếng còn tôi chỉ là một cá nhân một công dân mà tôi không biết lên tiếng ở đâu đựơc thì tôi đi biểu tình!
Lý do thứ hai tôi không thề chịu đựng nỗi những người đánh cá quê tôi là Quảng Ngãi, vợ con cứ bồng bế nhau ra trước biển ngóng chờ chồng con mình về và sau khi nghe tin họ bị ức hiếp ở ngoải biển Hoàng Sa thì tôi hông thể chịu đựng được. Đó là hai lý do cơ bản khiến tôi nghĩ rằng phải xuống đường.
Tôi cho rằng cái việc tôi làm thì hiều người khác vẫn có thể làm được và chính phủ không nên ngăn cản người ta làm gì, việc đó chỉ có lợi cho dất nước thôi không có việc gì mà chính phủ pahỉ ngăn cản cả. Những người đi biểu tình dấy tôi thấy họ rất hiền hòa, rất có trách nhiệm nói cách khác là họ rất có văn hóa vì vậy không có gì đáng sợ cả.

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi người từng nhiều lần tham gia biểu tình với các bạn trẻ kể lại cuộc biểu tình vào ngày Chúa Nhật 3 tháng 7 như sau:

-Tôi thấy diễn biến của cuộc biểu tình ấy chứng tỏ lòng dân mạnh hơn thông qua những hoạt động của lớp trẻ cũng như của trí thức. Hành trình đi từ Dại sứ quán Trung Quốc đến nhà hát lớn có những việc diễn ra như thế này: Tức là khi đi đến Hai Bà Trưng thì tự nhiên ở trong một nhà nào đấy có một thanh niên mang ra cả thùng nước Lavie cho mọi người khát thì uống, chứng tỏ việc biểu tình đã được người dân hết sức hưởng ứng mặc dù người ta không nói ra
-Tôi thấy diễn biến của cuộc biểu tình ấy chứng tỏ lòng dân mạnh hơn thông qua những hoạt động của lớp trẻ cũng như của trí thức.
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi

Cuộc biểu tình có cái lý thú là có một ông già khi đến Nhà hát lớn ông lấy Violon ra ông ấy kéo, và ông già ấy lại từ miền Nam ra, chứng tỏ rằng đây là sự phối hợp giữa Nam và Bắc rất nhịp nhàng mặc dù là tự phát chính tiếng đàn violon của ông ấy đã làm cho người khác đem theo một saxo-phon cũng đem ra thổi luôn làm cho không khí bừng bừng thức tỉnh nhiệt huyết của đoàn biểu tình
Giáo sư Ngô Đức Thọ thuộc viện Hán Nôm thì cho rằng với con số một vài trăm người không thể so sánh với các cuộc biểu tình ở ngoại quốc vì tinh thần người đi biều tình tại Việt Nam thật ra không thể đánh giá bằng con số, ông đưa ra nhận xét:
-Có những cuộc biểu tình 4,5 lần như vậy mà không phải là không hoành tráng, 100, 150 người đi đường ở Hà nội với mật độ lớn như vậy ai người ta cũng nhiệt tâm cả. Bây giờ không khí sợ hãi không như gày xưa, rất bình thuờng, đi mấy trăm người với cờ hoa biểu ngữ hùng dũng như vậy, nhất là cuộc biểu tình hôm

Hình ảnh biểu tình chống Trung Quốc ngày 05/06 tại Hà Nội. Source damlambao.com
qua rất tự nhiên đọc bản tuyên cáo trứơc Nhà hát lớn.

Giáo sư Ngô Đức Thọ nêu lên sự thật vì sao Đảng Cộng sản nào cũng sợ biểu tình vì ngay một doanh nghiệp cũng sợ người công nhân đòi hỏi quyền lợi bằng cách biểu tình vì đây là vũ khí chống lại họ, Giáo sư Thọ nói:

-Trong hoàn cảnh này thì những cuộc biểu tình có ý nghĩa rất đặc biệt. Hôm qua tôi đã suy nghĩ kỹ vấn đề này, từ 1955 tức là từ ngày mà Hà Nội do chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tiếp quản năm 1954 cả Miền Nam sau 75 thì hiện tượngngười dân xuống đường biểu tình là vô cùng có ý nghĩa. Bởi vì nó gần như tuyệt đối không được xảy ra.
-Trong hoàn cảnh này thì những cuộc biểu tình có ý nghĩa rất đặc biệt. Hôm qua tôi đã suy nghĩ kỹ vấn đề này, từ 1955 tức là từ ngày mà Hà Nội do chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tiếp quản năm 1954 cả Miền Nam sau 75 thì hiện tượngngười dân xuống đường biểu tình là vô cùng có ý nghĩa.
Giáo sư Ngô Đức Thọ

Cố nhiên mình cũng có vài ba cuộc biểu tình ở một vài nơi xa xôi ở xã nào đó cũng có thể có những cuộc biều tình nhưng có điều những cuộc biểu tình đó truyền thông quốc tế, trong nứơc không biết đến. Hơnnữa nó lại gằn đến vấn đề bảo vệ tổ quốc Việt Nam thì nó quá thiêng liêng.
Nếu nói người Nhật người Hàn quốc Thụy Điển Hà Lan người ta biểu tình thì chỉ đơn giản thôi vì quyền của họ được thể hiện. Giống như một gnười sống torng bầu trời tự do giữa một bầu không khí rất đầy đủ dưỡng khí, nhưng ở Việt Nam đấy là cả một vấn đề, thậm chí không thể dùgn chữ vần đề nhưng là một cái gì đó lớn lao vô cùng.
Mình cũng phải hiểu trong chế độ do đảng Cộng sản lãnh đạo thì chính đảng Cộng sản đã dành được chính quyền từ những cuộc biểu tình. Nhà nước hay ai đó cũng thế thôi kể cả một ông chủ doanh nghiệp ông đã dành được thắng lợi bằng một biện pháp gì đó thì ông không bao giờ muốn nhân vật A nhân vật B có được cái vũ khí như ông ta đã có cả.

Phải hiểu đó là tiếng nói của tập thể
Nhận xét về cuộc biểu tình hôm Chúa nhật 3 tháng 7 Giáo sư Nguyễn Huệ Chi cho rằng người dân đã phát huy được cái quyền lên tiếng của họ và lôi kéo sự đồng thuận của nhân dân qua bản tuyên cáo hùng hồn do một thanh niên đọc trứơc cửa Nhà hát lớn Hà Nội. Ông chia sẻ:

Đoàn tuần hành kết thúc trước tư gia TS Cù Huy Hà Vũ. 20 tháng 6,2011
Source blog Nguoibuongio

-Khi người thanh niên đọc lời tuyên cáo là một cách biểu dương lực lượng ở một cấp độ mới tức là tôi lên tiếng bằng một bản tuyên ngôn hẳn hòi àm bản tuyên ngôn này được số đông những người đi biểu tình ủgn hộ chứng tỏ cái bản tuyên ngôn này là một tiếng nói của tập thể chứ không còn của một cá nhân nào nữa, mặc dù cả đoàn biểu tình vẫn là tự phát.
Giáo sư Huệ Chi cũng kể lại việc an ninh bắt người nhưng cả đoàn biểu tình bao vây trụ sở công an phường khiến cho họ sợ hãi phải thả người thanh niên bị bắt ra chỉ sau vài phút. Giáo sư Huệ Chi cho đây là sự chiến thắng của tinh thần yêu nước trước những hèn nhát của người thi hành pháp luật.

-Khi người thanh niên đọc lời tuyên cáo là một cách biểu dương lực lượng ở một cấp độ mới tức là tôi lên tiếng bằng một bản tuyên ngôn hẳn hòi àm bản tuyên ngôn này được số đông những người đi biểu tình ủgn hộ chứng tỏ cái bản tuyên ngôn này là một tiếng nói của tập thể chứ không còn của một cá nhân nào nữa
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi

-Khi đoàn biểu tình rời Nhà hát lớn rồi thì an ninh lại vô cớ bắt một anh thanh niên vào trụ sở, không hiều là họ muốn làm gì. Thế nhưng khi đòan biểu tình họ nhìn thấy, họ quay trở lại họ bao vây trụ sở công an, đòi cho bằng được phải thả anh ấy ra, nếu không thì chúng tôi vẫn cứ đứng ở đây. Điều này chứng tỏ rằng quần chúng hiểu được giá trị của mình trong việc làm chính nghĩa, vì đất nứơc mà ra đi tuần hành chứ không phải vì một mục đích nào khác cho nên đứng về phương diện lương tâm mà nói thì người chống lại biểu tình phải cúi mặt xuống trứơc hành động chính nghĩa này. Vì vậy cho nên chỉ trong vòng 10 phút họ phải thả anh thanh niên ra. Nhữn gviệc như thế theo tôi nó phản ảnh sự thức tình của quần chúng về nhiều phương diện và cho thấy yêu nước bao giờ cũng hết sức thiêng liêng đối với dân tộc.
Sau những lần tham gia xuống đường vừa qua Giáo Sư Phạm Duy Hiển nhận xét việc của người trí thức cần làm hôm nay để góp sức tranh đấu một cách khoa học trước các luận điệu áp đặt của Trung Quốc, ông nói:
-Với tư cách một nhà khoa học tôi nghĩ rằng những nhà khoa học Việt Nam, những người trí thức Việt nam cần phải có cách chứgn minh thật khoa học, khách quan rằng cái đường lưỡi bò của Trugn Quốc là phi pháp rằng Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam. Thậm chí là bao nhiên phần của Việt nam thật khoa học chứ hông phải tất cả Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Nếu có những chứng cứ khoa học và co những logic về mặt khoa học nó rất rõ là như vậy. Nều khoa học chứng minh đựơc như thế nào thì chúng ta chấp nhận đó là một sự thực. Còn khi mìh hô Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam thì đấy chỉ là lòng yêu nước.
Mỗi ngày người dân mỗi có thêm kinh nghiệm về biểu tình và cảm nhận của họ thật phấn khởi khi làm được một điều có ý nghĩa cho quê hương. Bất kể tuổi tác, chức phận hay giai tầng xã hội, một tiếng nói góp vào cuộc biểu tình chính đáng là một tuyên ngôn mạnh mẽ nhất cho Trung Quốc và những ai còn mơ màng về chỗ đứng của mình hiểu ra dân tộc này có thể chết nhưng không thể mất.

Video:

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. Al
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/intelec-circle-anti-china-07042011094209.html
________________
05/07/2011
Ở Sài Gòn nhớ Hà Nội

Nguyễn Thị Từ Huy

Nhìn những hình ảnh của Hà Nội trong 5 ngày Chủ nhật liên tiếp gần đây, nhớ Hà Nội cồn cào.
Những gương mặt của chú Huệ Chi, của các anh Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Xuân Diện… thấy mọi người ở rất gần, tưởng như nghe thấy hơi thở của mọi người phả ra từ màn hình máy tính.
Tôi đang ở Sài Gòn, cũng những sáng Chủ nhật từ gần một tháng nay, tôi đi qua đường Lê Duẩn, qua trước Nhà thờ Đức Bà, qua vườn hoa 30 tháng Tư… nhìn những người công an Sài Gòn mẫn cán thực hiện công việc với một hiệu quả tuyệt đối, lòng tôi chia làm hai mảnh. Một nửa trái tim đau đớn cho Sài Gòn, một nửa trái tim đập rộn ràng hướng về Hà Nội.
Từ sau ngày 12 tháng 6, mỗi sáng Chủ nhật, khu vực đường Lê Duẩn, Nhà thờ Đức Bà, đường Phạm Ngọc Thạch, Hồ Con Rùa mang một không khí thời chiến nặng nề. Đó là một cuộc chiến giữa những người bảo vệ tòa Lãnh sự quán Trung Quốc ở số 39 Nguyễn Thị Minh Khai và những người mong muốn bảo vệ biển đảo Việt Nam. Đương nhiên là phần thắng thuộc về những người bảo vệ Lãnh sự quán Trung Quốc với đầy đủ lực lượng chìm nổi, trang bị phương tiện vũ khí, phần thua thuộc về những người chỉ có trần trụi lòng yêu nước.
Là một trong số những người thua cuộc, tôi lặng lẽ ngồi “nhớ không gian” [Ý thơ của Huy Cận]. Nhớ những không gian đã mất, nhớ những không gian đang mất, và nhớ cả những không gian rồi đây có thể sẽ không còn nữa. Tôi hiểu rằng, đối với thế hệ sau, tôi cũng phải chịu trách nhiệm về sự mất mát không gian trên xứ sở này. Tôi phải chịu trách nhiệm, không đổ lỗi cho ai được. Phải chịu trách nhiệm ngay cả với sự thua cuộc này.
Tôi viết vài dòng để gửi niềm thương mến của tôi tới Hà Nội và tới những người sống ở Hà Nội đang truyền cảm hứng và niềm tin cho chúng tôi.
Sài Gòn, 4/7/2011
N.T.T.H.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
http://boxitvn.blogspot.com/2011/07/o-sai-gon-nho-ha-noi.html#more

2 bình luận »

  1. Gọi là “Sài Gòn” mà không gọi là “Thành Phố Hồ Chí Minh” la tôi biết bạn là ai rồi…Ôi nhà yêu nước kiểu gì đây…Tội nghiệp cho dân tộc này có những nhà yêu nước mù loà….hay vì mục tiêu “trả thù thua trận” nên đành phải chống Tàu chăng ???

    Bình luận bởi Hải Châu — 05/07/2011 @ 4:15 sáng | Trả lời

  2. Con chó Hải Châu kia , cái mồm mày thối hoắc , mày có biết Cô Từ Huy là ai không mà dám sủa bậy bạ , bọn chúng mày từ trên xuống dưới rặt một bọn dốt nát , tàn bạo và ngu xuẩn . CNCS đã câm như hến , đã tịt ngòi tại các quốc gia vốn là nơi sanh đẻ ra nó như LB Nga , và hàng loạt các quốc gia Đông âu , nó chỉ còn tồn tại ở VN , TQ , Cuba , Bắc Hàn . Chúng mày có biết con ếch ngồi dưới đáy giếng không , nó thấy bầu trời to bằng cái miệng giếng và đinh ninh như vậy , như cách nghĩ của chúng mày về nhân dân đấy , tầm hiểu biết của ĐCSVN và của chúng mày như những con ếch đó , từ cách làm chính trị tới kinh tế , điên cuồng phá hoại bằng các chính sách từ quan thầy từ Liên Xô từ Trung Quốc … phá sạch sành xanh xong lại kiến thiết lại xây dựng và tao thấy chúng mày cũng chỉ quanh quẩn trong cái thế giới quan nhỏ nhoi như bầu trời của con ếch dưới đáy giếng thôi chẳng bao giờ lớn lên được , rồi chúng mày cũng sẽ diệt vong nếu chúng mày không hiểu được cái đạo lý của Nguyễn Trãi : ” dân là gốc nước , nâng thuyền là nước mà lật thuyền cũng là nước ” mày có hiểu không , con chó ? Lòng dân còn hướng về Tổ quốc thì còn nước , lòng dân ngao ngán thì mất nước , hiểu chưa?
    Có ngon thì tranh luận với tao để học thêm một chút kiến thức vỡ lòng nè mày .

    Bình luận bởi Phó thường dân Nam bộ — 08/07/2011 @ 4:30 sáng | Trả lời


RSS feed for comments on this post. TrackBack URI

Bình luận về bài viết này